chọn và chăm sóc chòe đất non

Chích chòe đất hay còn gọi là sẻ bụi đen, thuộc bộ sẻ, phân họ chích chòe (Turdidae), sống ngoài đồng cỏ, bụi cây, thường kiếm ăn và làm tổ trên mặt đất, trong bụi sát mặt đất nên có tên gọi chích chòe đất. Loài này có nhiều ở miền Đông và Tây Nam bộ. Tên khoa học: Saxicola caprata, tên tiếng Anh: Pied Bushchat
chọn và chăm sóc chòe đất non

Cách lựa chim:
Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này.
Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.
Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.
Cho ăn:
Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.
Cho chim ăn các loại sau:
trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.
Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn.
Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chimquen chủ và dạn dĩ.
Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.
Chim nói gió:
Nói gió là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.
Tập tắm:
Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước.
Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm.
Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.
Cầu lồng tắm nên đặt ngang với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.
Trưởng thành
Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.
Dợt chim
Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọngchích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.
Chim “có lửa – căng lửa”
Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới..
Chích chòe đất được nuôi trong lồng cao 32cm, đường kính đáy 23 – 25cm là phù hợp, hiện nay chỉ cần ra tiệm chim nói mua lồng chòe đất là ta sẽ có được rất nhiều lựa chọn cho con chim cưng của mình

tập tắm cho chích chòe đất

Choè đất rất kén chậu tắm , nếu tập chậu nhỏ thì chimdễ tắm hơn , nhưng nó chỉ tắm một chậu đó mà thôi ,nên khi tập thì tập chậu tắm lớn ( để có thể cho tắm với chim khác như chòe than …), tập chậu tắm nào thì nó sẽ quen chậu tắm đó ,khi thay chậu khác thì phải tập lại cho quen chậu ,chậu tắm phải có thành cho chim đậu ( hoặc gác cầu ngang qua chậu ) chỗ đậu phải thấp gần mặt nước …
tập tắm cho chích chòe đất

Cách tập : 2 phần
-Phần 1 : Lấy hết cóng thức ăn ra , chỉ để lại cóng nước , thông lồng tắm với lồng nuôi (nhớ ràng buộc 2 lồng cho cẩn thận – đề phòng bị hở chim bay ra ) . Cho sâu dế cào cào vô chậu (chậu không có nước ) … Nuôi như vậy vài ngày , mới đầu chim đói sẽ bay qua gắp mồi rồi bay về , nhưng sau đó nó đứng luôn trong chậu ăn sâu tỉnh bơ …(hãy nhớ là thức ăn chỉ đủ trong ngày ) .
Khi thấy chim chịu đứng trong chậu thì ta an tâm là nó đã quen chậu rồi, ( khoảng 2 hay 3 ngày ) .
– Phần 2 :
* Sáng không cho ăn , đến trưa cho 1 chút nước vô chậu ( nước chỉ ướt bàn chân chim mà thôi ) , sau đó cho sâu dế cào cào vô chậu . Chim đậu xuống thấy có nước thì bay lên thành chậu , rồi nó chỉ đứng trên thành chậu thò mỏ xuống mổ sâu …nhưng lát nữa thì nó nhảy luôn xuống chậu , nuôi như vậy khoảng 2 , 3 ngày .
* Khi thấy chim chịu đứng trong nước ăn mồi thì cho thêm 1 chút nước nữa ( hơn bàn chân chim một chút ) lần này để ngoài nắng là hay nhất . Chim sẽ ăn mồi khi đứng trong nước . ( nhớ trùm lồng nuôi cho mát) .
* Bây giờ thì chim đã quen chậu và chịu đứng trong nước , ta cho chim phơi nắng một lát rồi cho thêm nước vô chậu cao khoảng bằng đầu gối chim , cho vài con sâu vô nước . Chim bay qua ăn sâu thì nó sẽ … nằm xuống và ngoáy ngoáy … nó đã chịu tắm !
Lưu ý : Thông 2 lồng suốt cho tới khi chim biết tắm , phải cho tắm dưới ánh nắng và thay nước hàng ngày. Tập như vậy cho chòe đất , còn chòe than thì nó dạn nước nên dễ tắm hơn …

Cách phòng một số bệnh phổ biến cho chim chào mào

Đối với những anh em chơi chim cảnh lâu năm kinh nghiệm dày dặn ,chăm chim chế độ tốt nên ít gặp trường hợp chim bị bệnh,còn đối với những anh em mới tập chơi thì rất khó khăn,bỏ tiền ra mua chim mà về bị bệnh thì thật là buồn.
cach-phong-mot-so-benh-pho-bien-cho-chim-chao-mao
Phần lớn thường hay gặp ở chim chào mào bổi,nếu không trị kịp thời có thể chết luôn em chào màocưng.Việc phòng bệnh cho chim chào mào cần chế độ vệ sinh,ăn uống,ngủ nghỉ… Trong chuyên mụcphòng và trị bệnh cho chim cảnh kì này, tạp chí chim cảnh đẹp sẽ giới thiệu với các bạn 1 vài mẹo nhỏ giúp chào mào luôn khỏe mạnh

Các biện pháp phòng bệnh cho chim chào mào bồi

* Về thức ăn : Cũng giống như con người chúng ta phải cần ăn uống để có năng lượng hoạt động.Chim cho ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cho chim khỏe mạnh,tăng sức đề kháng phòng tránh bệnh tật.
Thức ăn hàng ngày cho chim ngoài cám cần bổ sung thêm mồi tươi như cào cào,dế,sâu…Hạn chế cho chim ăn dế và sâu.Dế làm cho chim mập,còn sâu làm chim nóng,nếu trong quá trình thay lông thì không nên cho ăn,nó làm cho lông bị khô và xoắn nhìn rất xấu.
Trái cây gồm có chuối,cam,đu đủ,táo tàu,mướp trâu (mướp khía)…….Nên thay đổi thường xuyên tránh chim chán 1 thứ.Nhưng chuối vẫn cho ăn nhiều nhất.Những trái cây này nên rửa rạch để tránh thuốc trừ sâu.Tốt hơn là để tủ lạnh 1 ngày.Trái cây tươi giúp bổ sung vitamin A,B,C.
*Chế độ tắm nắng và tắm nước :Phơi nắng nên phơi vào khoảng thời gian buổi sáng từ 8h – 9h30.Nếu không có điều kiện thì phơi vào buổi chiều từ 16h-17h.Phơi nắng khoảng 30 phút,tránh treo chim hướng thẳng vào mặt trời.Phơi nắng giúp chim hấp thụ vitamin D,giết chết ký sinh trùng,đồng thời giúp bộ lông đẹp và cứng hơn.Sau khi phơi xong cho chim vào tắm.Đối với mùa hè thì nên cho chim tắm 1 tuần 3 lần và tắm cách ngày,đối với mùa đông thì tắm ít hơn,và chọn ngày nào ấm áp và có nắng.Lâu lâu cũng nên cho chim tắm bằng nước muối pha loãng để diệt ký sinh trên lông,tránh tình trạng chim bị ngứa lông.Tắm nước xong thì phơi chim 1 lát cho khô lông
*Vệ sinh : Trong lúc cho chim tắm thì anh em dọn lồng,thay nước,thức ăn cho chim.Nếu siêng thì ngày 1 lần,còn không siêng thì 2 ngày cũng được.Nước trong cóng ,trái cây thì nên 1 ngày thay 1 lần.Dọn phân chim thì khoảng 2 ngày,chịu khó cắt 1 xấp báo bỏ vào đáy lồng,cứ 2 ngày bỏ ra 1 tờ là nhanh và tiện nhất.
*Chế độ nghỉ ngơi : Nên tập cho chim thói quen ngủ đúng giờ,cứ khoảng 17h chiều là trùm áo lồng treo chim ở nơi yên tĩnh cho chim ngủ,sáng khoảng 7h treo chim ra.Nhớ treo chim ở nơi tránh mèo và chuột,không thì bạn sẽ hối hận.

Cách phân biệt chào mào trống mái

Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống.
Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn, cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chỉ đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim trống trong lưỡi có chấm đen, cỡ 3-4 chấm ở cuối lưỡi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua cho chim trống cho nên rất dễ bị lộn ,trường hợp này rất chi là hiếm.

Cách Chọn :
Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó phải to, khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, tuy mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ nhưng chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là mũ lân và mũ rơm. Mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngũ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.

Thú vui người sài gòn

Hẳng dân chơi chim bo cau phap cảnh thì không thẻ không biết đến quán cà phê chim cảnh công viên Tao Đàn (quận 1, TP.HCM) vẫn nườm nượp khách.

Vừa ngồi bên ly ca fe vừa ngắm thưởng thức tiếng chim hot chim canh 1 nét đăjc sắc sống động nơi sài gòn đông đúc.









Ông Lê Văn Rang, một người chơi chim kỳ cựu với thâm niên hơn 20 năm cho biết: “Để chơi chim được người đó phải có lòng đam mê. Chim muốn chơi được phải hội tụ đủ bốn yếu tố: thanh, sắc, hình, bộ. Tiếng chim hót hay gọi là thanh, màu sắc phải đẹp nghĩa là sắc, hình là cơ thể, bộ là hình dáng, cơ thể của chim phải cân đối, săn chắc. Mỗi buổi sáng đem chim đến đây để được nghe chúng hót đó là một thú vui của tôi ở tuổi đã về già”.

Anh Nguyễn Tuấn Linh, khách đến uống cà phê, cho biết: “Tuy không mê chơi chim nhưng cứ vào mỗi buổi sáng cuối tuần tôi lại đến đây uống cà phê. Vừa hít thở không khí trong lành của công viên, vừa được nghe chim hót nên đầu óc thanh thản hơn. Đến đây, tôi thấy mình như lạc vào một vùng quê yên bình với đầy đủ cây cỏ, chim chóc”.

Chim tri và cách nuôi chim tri

Chim Trĩ dễ thích nghi với mọi vùng có thời tiết khí hậu khác nhau lại còn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loài vật chăn nuôi khác, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của bà con nông dân.

Chim tri và cách nuôi chim tri

Chim tri và cách nuôi chim tri

Chim tri và cách nuôi chim tri


Chim tri nuôi để bán thịt và cảnh điều được một con trưởng thành 1,4 đến 1,7kg, Theo chia sẻ của anh thắng Mỗi năm anh xuất bán khoảng 400 con chim hậu bị với giá 350.000 đồng một con và khoảng 1.000 con chim non với giá 50.000 đồng.

Chim tri và cách nuôi chim tri

Loài chim trĩ ăn ngô, rau xanh và một phần cám công nghiệp. "Mặt hàng này hiện nay đầu ra khá ổn định, nhiều thời điểm khan hiếm nguồn cung. Tuy nhiên,  người nuôi vẫn cần chú ý điểm quan trọng là vắc xin phòng bệnh lúc chim non, khoảng 20 ngày tuổi đầu tiên", anh lưu ý.

Chim tri và cách nuôi chim tri

Thịt chim Trĩ biệt danh “Nem công chả phượng”, ăn thịt chim Trĩ có tác dụng kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp con người có tinh thần và thể lực sung mãn...

Chim tri và cách nuôi chim tri
Theo y học cổ truyền thịt chim Trĩ được sử dụng như một vị thuốc quý, tính vị ngọt, bình vì giàu Protein và có nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu có công dụng bổ Trung ích khí, tư gan bổ thận, chủ trị tỳ vị hư yếu, chữa biếng ăn ...

Chim cu meo

Chim cu meo được cho là không may mắn, loài chim có tiếng kêu quái dị. và hãy xuất hiện giữa đêm khuya nhưng lại là 1 chiến binh săn chuột vào ban đêm chúng góp phần bảo vệ hoa màu cho bà con.

 Loài chim cú mèo này có con thì trên đầu không có lông như chiếc sừng, có con thì trên đầu lại có loại lông dầy giống như hai cái tai, trông hệt một con mèo.

Đến buổi đêm tối mịt, con ngươi của Chim cu meo sẽ mở rộng, màng thị giác của con người là do các tế bào hình chóp cấu thành, còn màng thị giác của nó chủ yếu là do các tế bào hình tròn khối cấu thành, do vậy vào ban đêm độ cảm nhận ánh sáng của nó cao gấp 100 lần mắt của con người , Thính giác của Chim cu meo rất nhanh nhạy, trước lỗ tai có bộ phận màng nhĩ bằng da, có thể tăng cường độ tập trung của các sóng âm thanh.

Chim cu meo
 Chim cu meo
Chim cu meo
 Chim cu meo
Chim cu meo

Chim cu meo

Chim cu meo

Powered by Blogger.