Chim ruồi "ngáy" khi ngủ đông
Với chúng ta, ngáy không chỉ phá hủy mối quan hệ mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe - bị ngừng thở (hơi thở bị gián đoạn trong thời gian ngắn) - trong khi ngủ.
Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng, ngoài con người ra thì có loài sinh vật nào cũng biết ngáy không? BBC mới đây đã đưa ra bằng chứng để chứng minh rằng, loài chim ruồi cũng biết "ngáy" như con người.
Theo các chuyên gia, ngáy ở động vật có vú xuất hiện khi đường không khí có thể bị hẹp hoặc luồng không khí bị tắc nghẽn, những rung động tạo ra tiếng ngáy khi chủ thể thở. Nhưng điều này không đúng với loài chim ruồi.
Thay vào đó, tiếng "ngáy" phát ra khi chú chim ruồi này thức dậy sau một đợt ngủ đông ngắn - khoảng thời gian cần thiết để chim ruồi nạp năng lượng cũng như giúp chúng giữ thân nhiệt của cơ thể.
Một trong những đặc điểm khác của chim ruồi lúc ngủ đông là tim chúng đập nhanh - khoảng 1.260 lần/phút, và nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống thấp hơn so với những sinh vật máu nóng khác khi ngủ. Loài chim ruồi cũng có sự trao đổi chất cao nhất trong bất kỳ loài vật có xương sống khác, điều này phần nào giúp chúng tiết kiệm năng lượng theo cách riêng.
Sau khi nghiên cứu kĩ hơn, các chuyên gia nhận thấy, khi chim ruồi đang "hôn mê", chúng sử dụng rất ít oxy. Mặc dù điều này giúp chúng tiết kiệm nhiều năng lượng nhưng sẽ khiến chúng gặp khó khăn khi thức dậy.
Bởi lẽ, khi "bình minh", chúng cần một lượng lớn oxy (tương đương với kích thước cơ thể) để bắt đầu khởi động, làm tăng nhiệt độ trong cơ thể để thức dậy.
Tiếng ồn mà chúng phát ra có thể là do khi chúng kết hợp quá trình hút oxy và việc khởi động giúp tăng nhiệt độ cơ thể. Một số chuyên gia cho rằng, sự thở hổn hển có nhịp điệu này là dấu hiệu của sự căng thẳng, và có thể chúng sắp chết.
Tuy nhiên, nhiều người khác lại chia sẻ, khi chú chim ruồi tỉnh dậy, chú đã bay đi với vẻ khỏe mạnh và vẫn sung sức tìm kiếm chút thức ăn đầu tiên trong ngày.